26 tháng 2, 2014

THAM LUẬN: TRẬN ĐÁNH TRÂN CHÂU CẢNG VÀ TINH THẦN DŨNG CẢM CỦA NGƯỜI NHẬT

 HUY THANH

I- LƯỢC KHẢO:

Trận tấn công Trân Châu Cảng hay là Chiến dịch Hawaii theo cách gọi của Bộ Tổng tư lệnh Nhật Bản là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ (hai chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thương vong.Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra. Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Hoa Kỳ thay đổi quan điểm từ những người theo chủ nghĩa biệt lập (Isolationism) như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Hoa Kỳ tham chiến. Nhật Bản đã không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi thình lình tấn công Trân Châu Cảng, trong khi hai quốc gia Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn còn đang trong giai đoạn đàm phán, vì thế cuộc tấn công bất ngờ này bị dư luận quốc tế xem là đánh lén (sneak attack), và Tổng thống Franklin D. Roosevelt HOA KỲ tuyên bố rằng ngày 7 tháng 12 năm 1941 "sẽ sống mãi trong sự khinh bỉ" ("A date which will live in infamy"). Tiếp theo Hoa Kỳ, Anh và các thuộc địa của Anh, chính phủ Hà Lan và một loạt các quốc gia Mỹ Latinh cũng tuyên chiến với Nhật. Về phía phe Trục, ngày 11 tháng 12, Đức Quốc xã và Ý cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ lấy cớ là Hoa Kỳ đã phá vỡ “sự trung lập”.


Read More

23 tháng 2, 2014

TRẦM TƯ

                                           Hình: Lộc Vừng

Dạt dào sóng biển đẩy xô
Dấu chân trên cát vỗ bờ tìm nhau
Thời gian quá đỗi qua mau
Cánh chim lẻ bạn tìm đâu lối về?

Read More

18 tháng 2, 2014

TRUYỆN NGẮN : NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN SÂN GA

TRUYÊN NGẮN:
NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN SÂN GA
HUY THANH




1-

Huy bước chầm chậm trên con đường đất gồ ghề mọc đầy cỏ dại, chiếc va ly anh kéo theo nghiêng ngả từng hồi, dường như nó nặng nề hơn trên con đường gập ghềnh đầy sỏi đá lởm chởm. Quang cảnh nơi đây hoang phế lạ lùng khác hẳn ba mươi năm trước là một khu phố nhỏ có nhiều căn nhà ngói đỏ lô nhô xinh xắn. Phía trước,cách một con đường nhỏ là sân ga với những đoàn tầu ngày đêm qua lại. Tiếng rầm rập ken két của bánh xe tầu hỏa nghiến trên đường sắt, tiếng còi tầu hú vang báo hiệu tầu đến, tầu đi vang động suốt ngày, tiếng lô nhô của hành khách lên xuống gọi nhau ơi ới làm thành những âm thanh quen thuộc của một vùng ga tấp nập người qua lại.
Sân ga tuy không lớn nhưng rất tiện nghi, đèn lúc nào cũng nhấp nháy vào ban đêm. Những chiếc đèn báo hiệu đỏ rực hai bên đường ray thường bật lên sáng choang khi tiếng còi tầu báo hiệu đến trong khi con tầu còn từ xa lắc.
Khi đoàn tầu sắp đổ bến ga, người bẻ ghi cầm chiếc đèn báo ra hiệu cho khách bộ hành phải tránh xa đường ray vì đoàn tầu sắp vào bến. Trên sân ga, người đón ngong ngóng người thân từ khi tầu còn ở xa. Người đưa quyến luyến trong cái níu tay vụng về chới với. Rồi con tầu đi, bóng dáng nặng nề của nó nhỏ dần ở một khúc quanh xa tắp, nhả một vùng khói tỏa lên trời như cánh tay vẫy chào tạm biệt. Đèn lại tắt. Sân ga vắng bóng người. Cái im lặng lại chập chờn đến với người bẻ ghi trong giấc ngủ mong manh, vì phải luôn lắng nghe những hồi còi tầu vọng lại từ xa cùng những tiếng đại bác chập chờn vọng lại mà âm thanh dường như hằn sâu vào ký ức. Những giấc ngủ của ông không còn có chiêm bao, cái thức và cái ngủ hình như không còn ranh giới.

Read More

10 tháng 2, 2014

TRUYỆN NGẮN: XÓM MÈO HOANG


HUY THANH
                             Nguồn: Internet

1-

Thằng Sửu đẩy cánh cửa gỗ ọp ẹp vào trong căn nhà bỏ hoang mục nát, căn nhà tối mù mù vì trời đã hoàng hôn, Nó chợt nghe tiếng ho của bà ngoại vang lên đâu đó, ở dưới đất, trong cái bóng tối nhá nhem ở cuối nhà lúc chạng vạng. Bà cụ thu mình trong cái mền rách lũng nhiều chỗ trên chiếc chiếu rách dưới đất. Những đêm trời nóng, tay chân bà thòng qua mấy lỗ rác, chiếc mền thành chiếc áo lạnh che cái rét của những ngày mưa bão trái mùa.
Đây là căn nhà bỏ hoang, một trong nhiều căn nhà ở vùng đất sạt lở mà chủ nhà của nó đã bỏ đi vì đất lở đã gần sát tường nhà. Vì không người ở từ lâu nên đám mèo hoang từ đâu kéo về làm tổ, chúng sinh sôi nầy nở nhanh chóng hằng trăm con. Chúng rầm rật suốt ngày trên nóc nhà, cắn lộn, tranh dành chỗ ở. Mèo cái gọi mèo đực khi động dục tru lên như tiếng trẻ con khóc suốt ngày đêm mà ai nghe phải cũng rùng mình tưởng chừng như có ma. Người lân cận gọi khu nhà nầy là xóm Mèo Hoang.


Read More

5 tháng 2, 2014

PHIÊN CHỢ CAO NGUYÊN ĐẦU NĂM

PHIÊN CHỢ CAO NGUYÊN ĐẦU NĂM
HUY THANH

Ảnh :Internet


Rừng núi khoe mình thắm sắc mai
Thông xanh buông dáng vóc trang đài
Lối mòn xanh cỏ, rêu xanh đá
Én liệng chao đàn trên nhánh cây

Read More

1 tháng 2, 2014

THAM LUẬN : NHỮNG BI HẬN TRONG CUỘC ĐỜI CÔNG CHÚA NGỌC HÂN


THAM LUẬN :
NHỮNG BI HẬN TRONG CUỘC ĐỜI CÔNG CHÚA NGỌC HÂN


Các anh chị em thân mến , 

Nhân dịp đầu xuân được sự khuyến khích của anh HUY THANH, EMT mời các anh chị em xem bài tham luận này để nhớ đến công ơn của các vị anh hùng đã hy sinh vì nước . 

(Viết nhân ngày kỷ niệm Chiến Thắng Đống Đa, giải phóng Thăng Long vào mùng năm Tết năm Kỷ Dậu 1789 của vua Quang Trung Nguyễn Huệ )
HUY THANH

Người ta thường nói cuộc sống vương giả là cuộc sống sung sướng nhất , nhưng thực ra cuộc đời giàu có sung sướng ,sống trên nhung lụa chưa chắc là không có nỗi khổ đau tuyệt vọng, Trong lịch sử cận đại nước ta ,có một vị công chúa (về sau trở thành Hoàng Hậu) nhưng vẫn sống trong cảnh đau khổ tuyệt vọng triền miên về những bi kịch gia đình , sự tranh giành đoạt lợi trong hoàng tộc khiến bà đâm ra trầm cảm , chán nản cuộc sống nên tìm đến cái chết với hai ngươi con một hòang tử , một công chúa bằng liều thuốc độc. Vị Công Chuá bạc mệnh đó là Lê Ngọc Hân con gái của vua Lê Hiển Tông và là vợ của vua Quang Trung Nguyễn Huệ



Read More

BẢN QUYỀN